Webtretho - Phương pháp giáo dục Montessori
Có phải bạn đang lo lắng không hiểu trường mầm non nào phù hợp với con bạn? Bạn cũng đã nghe đến phương pháp Montessori nhưng không hiểu đó là gì và phương pháp đó có phù hợp với con bạn không?
Chương trình học Montessori
Về triết học:
Phương pháp này do bác sĩ nhi/nhà tâm lý Maria Montessori sáng lập năm 1907, chương trình học Montessori (được áp dụng trên hơn 5.000 trường học ở Mỹ và Canada) nhấn mạnh tầm quan trọng và mối liên hệ giữa tất cả các vật thể sống, và nhu cầu của mỗi con người trong việc tìm được một công việc ý nghĩa cũng như một chỗ đứng cho riêng mình trong thế giới này. Học sinh theo chương trình này sẽ được học về các văn hoá khác nhau, động vật, thực vật cùng với các kỹ năng tập đọc, ngôn ngữ và các toán học.
Giáo viên - hoặc còn gọi là “Người hướng dẫn” – đóng vai trò chỉ bảo cho từng trẻ, dựa vào khả năng thực của trẻ.Các chương trình học của Montessori khuyến khích trẻ có tính độc lập. Trẻ luôn luôn hỏi và nêu ý kiến nếu chúng muốn thử một hoạt động mới, nếu trẻ cần giúp đỡ hoặc nếu chúng cảm thấy chưa sẵn sàng. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình - mối liên kết giữa giáo viên-học sinh-phụ huynh cần được chăm nuôi cẩn thận.
Trong lớp học:
Phương pháp Motessori tập trung vào 5 lĩnh vực:
· Thực hành cuộc sống - Trẻ được học cách thắt dây giầy và mặc áo khoác, tự chuẩn bị đồ ăn và uống đơn giản, tự đi vệ sinh và có thể tự dọn dẹp sau khi vây bẩn.
· Giáo dục phát triển giác quan – Các bài tập dành cho trẻ đảm bảo trẻ phải sử dụng cả 5 giác quan để thực hiện.
· Nghệ thuật ngôn ngữ - Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được dậy nhận mặt chữ và tô chữ - thời kỳ đầu chuẩn bị để học đọc, đánh vần, ngữ pháp và kỹ năng viết.
· Toán học và hình học - Trẻ được làm quen với các con số thông qua các tài liệu giảng dạy do giáo viên phát.
· Các chủ đề về văn hoá - Trẻ được học về các đất nước (địa lý), động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc, chuyển động, khoa học và nghệ thuật.
Tất cả các lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau theo cách bổ xung, hỗ trợ cho nhau. Đồ chơi và các dụng cụ học tập khác được bày trong lớp để trẻ có thể nhìn thấy và có lựa chọn cho riêng mình rồi quyết định một hoạt động - được gọi là “công việc” – theo sở thích của mình. Những sự lựa chọn bao gồm sách, xếp hình, tạo hình, phân vai... Sau khi trẻ làm xong “công việc”, chúng sẽ cất đồ chơi vào giá và chuyển sang “công việc” khác. Lịch sinh hoạt hàng ngày cho phép trẻ có thời gian chơi một mình hoặc theo nhóm.
Khi hướng dẫn trẻ thì giáo viên có thể hướng dẫn từng trẻ một hoặc theo nhóm, nhưng hầu hết tất cả các trao đổi về “công việc” thì là do các trẻ với nhau. Trong các trường áp dụng phương pháp Montessori, giáo viên không phải là Người Hướng Dẫn duy nhất. Trẻ lớn hơn có thể giúp trẻ bé hơn làm thuần thục một kỹ năng mới. Đó là lý do mà mỗi lớp học đều bao gồm 2-3 độ tuổi khác nhau.
Phương pháp này hợp với trẻ nào?
Các trường áp dụng phương pháp Montessori dạy trẻ từ 3 tuổi trở lên. Trẻ cần chăm sóc đặc biệt, trẻ khuyết tật, bởi vì sự chăm sóc của giáo viên tới từng đứa trẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét