1. Trẻ con khác biệt với người lớn: dù khuôn mặt có thể giống nhưng trẻ con ko giống người lớn, ko phải là người lớn thu nhỏ.
Trong hành động mục tiêu của người lớn là kết quả nhưng của trẻ con là
quá trình: mẹ sẽ muốn quét đống lá khô thật nhanh nhưng trẻ thì thích
thú nhặt từng chiếc lá cho vào túi rác. Mẹ muốn làm sao bê 1 lần đc
nhiều bát đĩa nhất nhưng trẻ lại thích thú với trình tự muoins bê từ bát
rồi đến đĩa rồi đến cốc.
2. Cha mẹ hãy quan sát thật kỹ mọi hành
động của trẻ vì mọi hành vi ấy đều có ý nghĩa rõ ràng với trẻ: trẻ có
thể thích thú ngồi vặn vòi nước cho nó chảy bởi vì hành vi vặn được cái
vòi và nhìn nước chảy ra ấy sẽ khiến trẻ thích thú, hay là trẻ có thể
ngồi hàng giờ nhặt cát hay đá bỏ vào khe cống bên đường hay vỉa hè trên
đường đi dạo. Còn người lớn sẽ luôn thắc mắc vì sao chúng lại thích làm
mấy trò đấy nhỉ đúng không nào. Hay cha mẹ có để ý thấy trẻ nào cũng vậy
ở bất kỳ đâu hễ thấy hộp khăn giấy sẽ rút giấy lên này, thấy tủ sẽ chạy
ra mở cánh tủ hay ngăn kéo tủ rồi lôi đồ trong đó ra ko?
Cha mẹ có quan sát nét mặt chau mày của trẻ khi ko cắt đc tờ giấy rồi vui vẻ hớn hở khi cắt được nó không?
Việc cha mẹ cần làm là quan sát xem trẻ đang gặp rắc rối gì, trẻ cần sự trợ giúp khi nào, khi nào thì trẻ ko làm đc.
3. Trẻ luôn quan sát cha mẹ : từ việc mẹ nhặt rau, phơi hay đứng là
quần áo rồi trẻ sẽ tự nhủ ôi mẹ mình thật giỏi, mình cũng muốn giỏi như
mẹ ^^.
Trẻ cũng thường quan sát các bạn hoặc thích thú ngắm các anh
chị lớn chơi đấy. Vì thế muốn trẻ lễ phép, ngoan ngão thì cha mẹ hãy là
tấm gương cho trẻ nhé.
4. Nếu cha mẹ ko muốn phát cáu vì sao trẻ làm cái mình ko dặn hay nói rồi mà lại ko làm hết cái mình nói thì:
Khi muốn trẻ làm gì hay dạy trẻ làm cái gì thì hãy nói từng công việc
một thôi vì trẻ chỉ có thể làm từng việc nhỏ một và lí giải từng chút
một. Dạy nhiều việc cùng lúc sẽ khiến trẻ rối loạn lên mà thôi.
Cha
mẹ muốn trẻ đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, thay quần áo thì đừng nói liền
tù tì hết một lúc bởi trong đầu trẻ sẽ lẩm bẩm thế này này "mẹ nói từng
việc một thôi con ko nhớ đc hết đâu".
Hay khi dạy bé gấp quần áo
hãy nhớ làm thật chậm rãi từng bước một cho trẻ nhìn thôi ko là trong
đầu trẻ sẽ rối như tổ ong vò đó " oái sao mẹ làm nhanh thế con chẳng
biết bắt đầu từ đâu cả". Trẻ rất thích nhìn hình ảnh mẹ làm thật chậm
rãi, chuẩn xác, lặp đi lặp lại bởi trẻ chưa thể xử lí thông tin nhanh
như tốc độ người lớn đâu, trẻ muốn nó là 24 hình trên 1 phút thay vì
người lớn muốn 24 hình /giây đó.
5. Sự thành thục của trẻ trải
qua các giai đoạn sau: khi bắt đầu rất vụng về,cứ làm đi làm lại nhiều
lần giúp trẻ nhận ra cách làm hoặc kỹ năng để làm được nó, khi hiểu rồi
trẻ sẽ thích thú lặp đi lặp lại nó nhiều lần, và việc thành thục một
việc gì đó như thế với trẻ rất quan trọng. Khi trẻ đã thành thục rồi nó
sẽ làm động lực khích lệ trẻ tiến lên bước tiếp theo làm cái khác khó
hơn.
Việc cha mẹ hay người thân cần làm là ko nên chỉ nghĩ đến kết
quả trẻ làm mà vui mừng, bởi quá trình hoàn thiện công việc mới quan
trọng vì thông qua hành vi lặp đi lặp lại thì cả tay và não đều hoàn
thiện hơn. Đồng thời việc lặp đi lặp lại cùng một việc sẽ nuôi dưỡng cảm
giác hào hứng, vui sướng, tự tin và nuôi dưỡng cả tâm hồn nữa, đồng
thời khiến trẻ tự mình muốn tiến lên những hoạt động cao hơn nữa.
P/s : Các bạn tìm đọc cuốn sách này nhé, cũng hay lắm đấy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét