RSS

Những công việc nhà phù hợp và giúp trẻ phát triển nhân cách

Làm việc nhà là cách tốt nhất giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và giúp bé khám phá năng lực, hứng thú của chính mình. Khi bạn thiết lập các công việc trong nhà thường xuyên cho trẻ, bạn sẽ giúp trẻ hình thành thói quen và thái độ tốt đối với công việc. 

Việc nhà dạy trẻ các bài học có giá trị về cuộc sống và giúp trẻ hiểu rằng có những công việc cần phải hoàn thành. Những trẻ sớm tham gia làm các việc vặt trong nhà, biết coi việc nhà là một điều bình thường của cuộc sống sẽ dễ dàng bước vào giai đoạn trưởng thành hơn so với những trẻ không có tinh thần trách nhiệm với các công việc đó.

Infographic dưới đây liệt kê những công việc nên cho trẻ làm ở từng độ tuổi khác nhau.

Dạy con đọc quá sớm liệu có tốt?

vietnamnet - Kết quả một nghiên cứu mới đây cho thấy,cha mẹ có thể đọc truyện, hát và chơi trò chơi với bé nhưng không nên lãng phí tiền bạc vào các chương trình được quảng cáo có thể dạy trẻ ở độ tuổi lọt lòng phát triển kỹ năng đọc sớm.
Trong khi nhiều ông bố bà mẹ sử dụng đĩa DVD và các phương tiện khác để dạy con biết đọc sớm, thì một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu về văn hóa, giáo dục và phát triển nhân lực của Trường Steinhardt thuộc Đại học New York, Hoa Kỳ khẳng định, Những phương pháp này sẽ không giúp gì cho việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.

"Chúng tôi không nói tất cả em nhỏ không thể học đọc, nhưng kết quả nghiên cứu chỉ ra rõ ràng rằng trẻ ở độ tuổi còn quá nhỏ không thể học đọc chữ trên các sản phẩm truyền thông như băng đĩa DVD... được thử nghiệm." - Susan Neuman, giáo sư trong nhóm nghiên cứu trường Steinhardt thuộc Đại học New York cho hay.

Bà Neuman cho biết thêm, những sản phẩm như vậy ít tác động tới trẻ nhưng lại có ảnh hưởng không thể phủ nhận lên chính các bậc cha mẹ. Trả lời phỏng vấn, nhiều ông bố bà mẹ đều tin đứa trẻ họ đã có thể đọc được nội dung trên các chương trình ở DVD và nó còn giúp trẻ phát triển vốn từ vựng.

“Những em bé sẽ chẳng thể hiểu những thứ đang phát trên màn hình kia là giống với một cái gì đó trong đó ở đời thực. Tác động của những chương trình đó là hoàn toàn không có.” – Bà khẳng định.

Cùng quan điểm với ý kiến cho rằng trẻ em ở độ tuổi còn quá nhỏ không thể học đọc, Frank Manis, một chuyên gia về tâm lý và giáo dục ở Đại học Nam California, Hoa Kỳ cho rằng:

“Nhìn chung, trẻ ở độ tuổi lọt lòng không thể hiểu những câu chuyện được kể cho tới khi 3, 4 tuổi. Chúng cũng không thể chuyển đổi những chữ viết thành lời nói cho đến khi 4,5 tuổi. Điều này có nghĩa là trẻ em nói chung không thể tự đọc và tìm hiểu nội dung một cuốn sách đơn giản ít nhất là đến khi chúng 5,6 tuổi" – ông Manis nói.

6 phương pháp dạy trẻ nghe lời cực kỳ đơn giản

day tre nghe loi
webnuoicon - P/s : Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.
 
Trẻ con khó tránh khỏi việc phạm lỗi, đặc biệt là những bé ở khoảng 2 tuổi, đây là thời kỳ chống đối đầu tiên trong quá trình trưởng thành. Cha mẹ cần biết cách thưởng phạt hợp lý thì trẻ mới nghe lời và phát triển tốt.

Trẻ con nghịch ngợm không nghe lời thường khiến cho bạn rất tức giận, tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyến cáo rằng cách trừng phạt bằng việc đánh mắng chỉ làm tổn thương tâm lý của trẻ. Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.

1. Dạy con nghe lời – nhắc nhở con trước khi con phạm lỗi

Khi giáo dục trẻ, nếu bạn có những nguyên tắc riêng và luôn kiên trì thực hiện thì trẻ sẽ biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Như thế, trẻ sẽ tuân theo những nguyên tắc của bố mẹ mà thể hiện sự ngoan ngoãn, việc giáo dục của bạn sẽ thành công được một nửa.

Cẩn trọng khi dùng thuốc ho thuốc cảm cho trẻ

thuoc ho cho trevnexpress.net - Nghiên cứu gần đây cho thấy, thuốc ho thuốc cảm dành cho trẻ em không giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây nguy hiểm.

Các chuyên gia Mỹ nhất trí rằng, mỗi năm một em nhỏ có thể bị khoảng 10 đợt nhiễm virus, với các triệu chứng ho và cảm. Trên thị trường Mỹ hiện có tới hơn 800 loại thuốc ho và thuốc cảm dành cho trẻ em.

Bốn thành phần chính của các loại thuốc ho thuốc cảm:

- Chống ngạt mũi: Làm thông thoáng mũi, giúp bé dễ thở. Thuốc làm khô niêm mạc, giúp giảm phần nào hiện tượng chảy nước mũi. Tác dụng phụ là khiến trẻ kích thích, khó ngủ.

- Kháng histamin: Trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Tác dụng phụ gây buồn ngủ.

- Ức chế cơn ho: Ức chế phản xạ ho ở họng và phổi, ngăn chặn cơn ho.

- Long đờm: Giúp đờm loãng hơn và dễ long ra.

Thuốc ho có an toàn cho trẻ em?

Các loại thuốc ho, thuốc cảm đã được sử dụng từ hàng chục năm nay, vẫn có rất ít nghiên cứu về độ an toàn và tính hiệu quả của chúng ở trẻ em. Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) lần đầu tiên đưa ra hướng dẫn sử dụng thuốc ho thuốc cảm ở trẻ em năm 1976. Lúc đó, liều lượng thuốc dùng cho trẻ hoàn toàn dựa vào liều dùng cho người lớn: Trẻ  5-12 tuổi dùng 1/2 liều người lớn, trẻ 2-5 tuổi dùng 1/4 liều người lớn. Tại thời điểm đó chưa có quy định về việc sử dụng thuốc ở trẻ dưới 2 tuổi.

DANH SÁCH BÁC SỸ NHI GIỎI Ở TP HỒ CHÍ MINH

TIM MẠCH :

GS TS BS Hoàng Trọng Kim - Chủ tịch hội tim mạch nhi & tim bẩm sinh TP.HCM

Địa chỉ phòng mạch: 541/42 Sư Vạn Hạnh P13 Q10

Điện thoại: 0903655591/38634590
(Bác Hoàng Trọng Kim: bác khám kĩ dù bệnh có đông cỡ nào nên cm nên coi chờ đợi là niềm vui nha.rất hạn chế cho kháng sinh.có nhiều thuốc mua ở chỗ bác ra ngoài kím cùng hết ko có như osazit (kháng sinh azithromycin) cái nì ngọt dễ uống còn các tiệm thuốc ở ngoài thg bán zithromax vừa có mùi hắc lại rất đắng;osacuf tg tự solmux but dễ uống hơn.bé nào còi xương,suy dinh dưỡng thì bác Kim là ok nhứt đó
Bác Thanh Lan: ko đông lắm,bác khám cũng kĩ lắm.nhưng cho kháng sinh hơi nhiều.mình thấy mấy bé bị khớp hay theo bác)

PGS TS BS Nguyễn Minh Phúc – Chủ nhiệm BM Nhi ĐHYD, trưởng khoa tim mạch BV NĐ1

Địa chỉ phòng mạch:

+ Khám ngày thứ 4 tại SG Y Khoa: 99 Thuận Kiều Q11 (Book hẹn: 08. 39561753)

+ Khám từ 17h30 – 19h30 thứ 3, 5, 7 tại TT Nancy: 615A Trần Hưng Đạo P1 Q5 (Book hẹn: 08. 39382155)

Điện thoại: 0918018034

PGS TS BS Nguyễn Thị Thanh Lan - Giảng viên Tim mạch_Khớp BM Nhi ĐHYD

Địa chỉ phòng mạch: 34/41 Lữ Gia P15 Q11

Điện thoại: 0918425567/38644171

Có nên dạy trẻ về tiền bạc sớm ?


co nen day tre ve tien bac som
Nghiên cứu cho thấy rằng nên dạy trẻ về vấn đề tiền bạc ngay từ khi chúng bắt đầu biết đếm.
 
Những bộ xếp hình tàu vũ trụ, ô tô, tàu hỏa mới nhất hay những búp bê, hình dán của nhiều nhân vật hoạt hình nổi tiếng trong các bộ phim ăn khách của Disney như Frozen, Mickey luôn có sự hấp dẫn đặc biệt với nhiều trẻ nhỏ. Có lẽ cũng có rất nhiều bâc phụ huynh không kiềm chế được cơn giận dữ của bản thân khi con họ cứ liên tục đòi những món đồ chơi mới. 
“Kiềm chế ham muốn” của trẻ nhỏ là phương pháp tối ưu nhất trong việc dạy trẻ em về tiền bạc.  
Hầu hết bố mẹ đều khá xuất sắc trong việc giáo dục con cái về cả hành vi cư xử lẫn việc học hành nhưng với việc dạy con về tiền bạc thì rất nhiều người trong số họ lại tỏ ra lúng túng, thậm chí, không biết bắt đầu từ đâu.
Nhiều người vẫn còn chưa tự chủ được tài chính của mình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi hành vi cư xử của cha mẹ đều có ảnh hưởng rất lên đến con cái.
Nhà tâm lý học, tiến sĩ Elizabeth Kilbey cho biết: "Trong xã hội nước Anh, nói về chuyện tài chính liên quan đến tiền vẫn là một điều cấm kỵ. Không có những sân chơi, diễn đàn hay những buổi nói chuyện chia sẻ về vấn đề này nên đa phần cha mẹ thường truyền kinh nghiệm mà họ có được, những thói quen tiêu và kiếm tiền của bản thân họ cho con cái”.

"Tiền có thể mua được hạnh phúc"


Dưới ánh sáng khoa học và bằng nhiều biện pháp nghiên cứu, thống kê, các nhà nghiên cứu đã có câu trả lời: "Tiền mua được hạnh phúc nếu bạn biết cách sử dụng nó".
Có thể nói "Tiền bạc có mua được sự hạnh phúc hay không?" là một trong những câu hỏi gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử loài người. Đứng trên nhiều quan điểm, nhiều ý kiến được đưa ra, có người đồng tình cũng có người không đồng ý và tranh cãi đó vẫn chưa đi đến hồi kết. Tuy nhiên, dưới ánh sáng khoa học và bằng nhiều biện pháp nghiên cứu, thống kê, các nhà nghiên cứu đã có câu trả lời: "Tiền mua được hạnh phúc nếu bạn biết cách sử dụng nó."

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu mới đã được thực hiện và cung cấp cho chúng ta hiểu biết sâu hơn về mối quan hệ giữa "những gì chúng ta làm ra" và "cảm giác chúng ta nhận được". Các nhà kinh tể học đã khảo sát sự liên kết giữa thu nhập và sự hạnh phúc tại nhiều quốc gia khác nhau. Các nhà tâm lý học cũng khảo sát nhiều cá nhân để tìm ra thực sự chúng ta cảm thấy như thế nào khi có tiền.

Kết quả cuối cùng thật sự khá bất ngờ: "Đúng vậy, nhìn chung những người có thu nhập cao hơn sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn so với những người có thu nhập không cao." Tuy nhiên, khi đào sâu nghiên cứu hơn, các nhà khoa học còn phát hiện được rằng việc có hạnh phúc hay không còn tùy vào cách chúng ta sử dụng tiền. Theo nghiên cứu mới nhất, sự giàu có chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp. Một yếu tố khác quan trọng hơn chính là "con người sử dụng sự giàu có đó như thế nào."

Điển hình như việc lấy tiền cho đi sẽ làm con người hạnh phúc hơn khi dùng số tiền đó phục vụ cho bản thân. Và nếu như người ta muốn dùng số tiền đó cho bản thân họ, thì việc dùng tiền để "mua những trải nghiệm" sẽ giúp họ hạnh phúc nhiều hơn là "mua những món hàng vật chất". Hãy tạm chấp nhận kết quả nghiên cứu này, bên dưới đây các nhà khoa học sẽ giải thích cho các bạn tại sao họ lại khuyên như vậy.

Những trải nghiệm có thể đáng giá hơn bạn nghĩ

Ryan Howell là phó giáo sư khoa tâm lý học tại Đại học San Francisco. Ông đã dành ra hơn 10 năm qua để tìm hiểu sự tương quan giữa tiền và hạnh phúc. Ông kết luận rằng những trải nghiệm cuộc sống sẽ cho chúng ta hạnh phúc dài lâu hơn so với vật chất, tuy nhiên con người vẫn thường làm điều ngược lại, họ thích dùng tiền mua vật chất hơn là những trải nghiệm.
 ​Theo giáo sư Howell, nguyên nhân là do con người ta cho rằng những món hàng vật chất sẽ giúp tiền có giá trị dài lâu hơn là những trải nghiệm thoáng qua. Dù người ta vẫn chi tiền cho những chuyên du lịch hay những buổi hòa nhạc, nhưng khi có thời gian suy nghĩ kỹ hơn, con người vẫn muốn mua hàng hóa. Tuy nhiên trên thực tế, giáo sư Howell nhận thấy rằng khi nhìn lại những món hàng đã mua, con người lại nhận ra rằng những trải nghiệm mới thật sự mang về cho họ niềm vui sướng.
Ông cho biết: "Những gì chúng tôi phát hiện ra thật sự nằm ngoài dự đoán. Con người nghĩ rằng những trải nghiệm chỉ cho họ hạnh phúc nhất thời, nhưng điều đó lại cho họ niềm hạnh phúc thật sự và lâu dài hơn. Và trong khi chúng ta vẫn còn mua những hàng hóa vật chất chỉ vì đó là những thứ hữu hình và họ nghĩ rằng họ có thể sử dụng nó dài lâu."

Một vị giáo sư tâm lý học khác tại Đại học Cornell là Thomas Gilovich cũng đã nghiên cứu và đi tới kết luận tương tự như giáo sư Howell. "Con người thường làm những phép tính duy lý theo kiểu "tôi có một số tiền giới hạn, và tôi vừa muốn đi tới đó, vừa muốn có được món hàng kia. Nếu tôi đi tới đó, tôi có thể cảm thấy tuyệt vời nhưng rồi quãng thời gian ấy cũng qua đi. Nếu tôi mua thứ này, ít nhất là tôi luôn luôn có được nó. Đó là sự thật, nhưng không đúng về mặt tâm lý học. Chúng ta đang tự gán ghép với những hàng hóa vật chất."

Dưới góc độ học thuật, đây gọi là quá trình "hưởng lạc đáp ứng" (hedonic adaptation)khiến con người khó lòng "mua được hạnh phúc" bằng những món hàng hóa vật chất. Có thể những bộ áo mới hoạc chiếc xe hào nhoáng có thể làm họ sướng run lên, nhưng rồi niềm vui sẽ nhanh chóng vơi đi. Ngược lại, những trải nghiệm hướng tới những nhu cầu tâm lý cơ bản hơn.

Trải nghiệm thường được chia sẻ với những người khác, cho họ cảm giác kết nối tốt hơn và từ đó, những trải nghiệm sẽ hình thành nên những cảm giác bền lâu hơn. Hãy tưởng tượng bạn đã từng leo lên đỉnh Phan Xi Păng, đây sẽ là một trải nghiệm mà bạn luôn nhớ tới và sẽ kể nhiều về nó rất lâu sau đó. Và quan trọng hơn, những trải nghiệm không thể nào mang ra so sánh với nhau được. Nếu như bạn so sánh các món đồ vật chất qua giá tiền, nhưng niểm vui thì không thể nào so sánh được.

Hãy chấp nhận với những gì bạn có

Một trong những lý do chủ yếu giải thích tại sao việc sở hữu nhiều món đồ vật chất không thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn là do chúng ta vẫn chưa chấp nhận nó. Giáo sư tâm lý học Sonja Lyubomirsky tại Đại học California cho biết: "Con người đặc biệt cảm thấy tốt hơn khi cuộc sống của họ thay đổi theo hướng tốt hơn. Nếu thu nhập của bạn gia tăng, nó sẽ cho bạn một động lực và sự khao khát của bạn cũng theo đó tăng lên. Có thể lúc đó bạn sẽ mua một căn nhà mới. Nhưng bạn nhận thấy rằng hàng xóm của bạn có nhà to hơn và kết quả là bạn bắt đầu muốn căn nhà khác cũng to hơn. Kết quả là bạn đang bị cuốn vào vòng xoáy của chủ nghĩa khoái lạc. Việc ngăn chặn hay làm chậm suy nghĩ đó thật sự là một thách thức."

Một hướng giải quyết có thể có tác dụng là cố gắng đánh giá cao những thứ mình có và hài lòng với nó. Cuối cùng, quá trình chấp nhận sẽ cho bạn biết được những giá trị thật mà bạn đang sở hữu. Đó có thể là những hành động đơn giản mỗi ngày như "Tạ ơn đời mỗi sớm mai thức dậy" hoặc nói lời cảm ơn đối với người khác. Điều quan trọng nhất là luôn giữ ý thức hài lòng với những thứ mình có. Tuy nhiên, giáo sư Lyubomirsky cho biết rằng đây sẽ là một quá trình khó khăn khi mà bạn đang đi ngược lại với xu hướng tự nhiên của con người.

Một hướng tiếp cận khác là cho bạn bè hoặc những người xung quanh vay mượn tiền hoặc đóng góp từ thiện để hạn chế mua sắm ngắn hạn. Elizabeth Dunn, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học British Columbia đã làm một thử nghiệm. Cô đem về nhà một túi lớn chứa đầy chocolate và sẽ có 3 nhóm người. 1 nhóm phải ăn nhiều nhất có thể. 1 nhóm bị cấm ăn và nhóm cuối cùng ăn theo ý thích. Kết quả cuối cùng, nhóm bị cấm ăn là những người cảm thấy thỏi chocolate được ăn sau đó là ngon nhất từ trước đến nay. "Tạm thời từ bỏ thứ gì đó có thể giúp tầm quan trọng và niềm vui sướng khi thưởng thức các món đồ đã có.

Hãy cho đi thật nhiều!


Có nhiều tiền hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn, nhưng một nghịch lý là hạnh phúc sẽ dài lâu hơn nếu chúng ta từ bỏ nó chứ không phải là tiêu pha phục vụ cho bản thân. Trong một thí nghiệm, giáo sư Dunn đã chia sinh viên của bà thành 2 nhóm và cho mỗi người 1 số tiền. 1 nhóm được yêu cầu mua sắm cho bản thân và nhóm còn lại thì dùng số tiền cho người khác. Và kết quả? Những người chi tiền cho người khác cho biết họ vui vẻ hơn so với nhóm còn lại.

Thử nghiệm trên đã được giáo sư Dunn lặp lại ở nhiều trường đại học tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một sự thật thú vị khác là người ta còn cảm thấy hạnh phúc hơn nếu dùng chính tiền của họ để cho người khác hơn là sử dụng tiền miễn phí do giáo sư Dunn cho họ. Một kết quả khác là những nước như Canada, Nam Phi và Uganda có tỷ lệ hạnh phúc cao hơn khi cho tiền cho người khác. Và điều này đúng đối với những người thuộc tầng lớp giàu lẫn nghèo.

Để đảm bảo tính phổ quát hơn nữa, giáo sư Dunn đã phối hợp cùng với các nhà kinh tế học để phân tích dữ liệu khảo sát từ hơn 100 khóc gia. Kết quả vẫn vậy, dù là nước nghèo hay nước giàu thì việc quyên góp từ thiện luôn giúp con người hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó, giáo sư Dunn cũng chỉ ra rằng niềm hạnh phúc không tỷ lệ thuận với số tiền họ cho đi. Có thể số tiền đó ít đối với một số người, nhưng lại là cả một gia tài đối với những người khác.

Ngoài ra, hãy "mua lấy thời gian"
Một điều khác cũng không kém quan trọng là hãy xem xét việc chi tiêu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thời gian của bạn. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Alois Stutzer và Bruno Frey tại Đại học Zurich đã phát hiện ra rằng những người có nhiều thời gian hơn sẽ có mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn.

Giáo sư Dunn cho biết: "Sử dụng tiền để mua cho bạn những khoảng thời gian tốt hơn. Đừng mua những chiếc xe đắt tiền rồi bạn chỉ ngồi lên đó va di chuyển trong suốt 2 giờ đi làm. Hãy mua một chỗ gần với công ty, để bạn có thể sử dụng những phút giây sau giờ tan làm để vui chơi cùng con nhỏ." Một cách khác để mua thêm thời gian khi có nhiều tiền là dùng nó để giải quyết một số công việc của bạn. Đó có thể là thuê trợ lý cá nhân hoặc người giúp việc để đảm đương bớt gánh nặng cho bạn.

Tuy nhiên, giáo sư Dunn lưu ý rằng dùng tiền mua thời gian khác với quy đổi thời gian bằng giá trị tiền bạc. Trong những nghiên cứu trước đây, giáo sư đã phát hiện ra rằng những người nghĩ thời gian của họ là tiền bạc, sẽ khiến họ dành ít thời gian hơn cho những điều không làm ra của cải và điều này vô hình chung sẽ không phải là những khoảng thời gian hạnh phúc.

Sự hạnh phúc

Qua hàng loạt kết quả nghiên cứu trên, chúng ta sẽ rút ra được rằng sự hạnh phúc từ tiền bạc cần phải có 2 nhân tố quan trọng đi liền với nhau mới tạo ra được hạnh phúc thật sự. Yếu tố đầu tiên để đo lường sự hạnh phúc là "cảm thấy hài lòng với cuộc sống của bạn" và từ đó bạn sẽ tìm ra được mục tiêu của cuộc đời. Đây cũng là yếu tố được 2 nhà kinh tế học Justin Wolfers và Betsey Stevenson để thực hiện khảo sát về mối liên hệ giữa số liệu kinh tế sự hạnh phúc.

Nhân tố thứ 2 đo lường "tính hiệu quả của hạnh phúc" chính là mức độ thường xuyên bạn cảm thấy những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình cảm hay sự yên bình. Giáo sư Lyubomirsky cho biết: "Bạn có thể cảm thấy hài lòng với cuộc sống của bạn nhưng có thể bạn không hạnh phúc về điều đó. Tất nhiên là cũng có những người hài lòng với cuộc sống nhưng vẫn có những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, bạn cần phải có cả 2 thành phần mới thật sự hạnh phúc."

Đừng vung tay quá trán

Cuối cùng, mặc dù phần lớn các nghiên cứu trên đây đều nói về sự hạnh phúc khi tiêu tiền nhưng các nhà nghiên cứu cũng khuyên các bạn nên giữ cân bằng trong chi tiêu nhằm đảm bảo mức độ an toàn tài chính. Mặt khác, dĩ nhiên là việc chi tiêu cho bản thân nhằm phục vụ cho các nhu cầu cơ bản vẫn phải được thực hiện chứ không phải là hoàn toàn tránh xa các món đồ vật chất. Trong những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nợ nần chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến hạnh phúc.

Chung quy lại, các nhà nghiên cứu khuyên bạn rằng trước khi chi tiền để mua các trải nghiệm hạnh phúc, hãy đảm bảo những nhu cầu vật chất cơ bản và đừng để nợ hạnh phúc của bạn biến mất. Giáo sư Howell chia sẻ: "Điều đầu tiên nên làm với tiền của bạn là xây dựng một mạng lưới an ninh cho vấn đề tài chính cá nhân. Nếu bạn sa vào nợ nần để đổi lấy những trải nghiệm đẹp trong cuộc đời thì sự căng thẳng, lo âu sẽ quét sạch những trải nghiệm hạnh phúc của chính bạn."

Theo Tinhte.vn

Hướng dẫn cách tẩy giun an toàn đúng cách cho trẻ phòng ngừa nhiễm giun sán

tay giun cho be
Mecuti - Trẻ bị nhiễm giun sán rất nguy hiểm, các vị phụ huynh nên phòng ngừa các giun cho trẻ cha mẹ nên dạy bé rửa tay thường xuyên, cắt móng tay, ăn thức ăn nấu chín, đồng thời thường xuyên tẩy giun để trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể phát triển khỏe mạnh. Mời các mẹ tham khảo kinh nghiệm tẩy giun cho bé đúng cách.

Nghe bác sĩ kết luận con gái có giun trong bụng, chị Loan mới giật mình nhớ ra từ lúc sinh con đến giờ chưa tẩy giun cho con lần nào.

Đau bụng giun (chủ yếu do giun đũa) có đặc điểm là đau bụng quanh rốn, đau thành cơn, có cảm giác buồn nôn và nôn, có thể nôn ra nếu chúng chui lên dạ dày, đi ngoài sống phân, phân lỏng, hoặc có thể đi ngoài ra giun.

Trẻ mắc giun lâu ngày sẽ có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dẫn đến không hấp thu được nhiều dinh dưỡng. Khi giun chui lên đường mật sẽ gây ra đau bụng cấp. Giun chết đi tạo sỏi trong đường mật, là nguyên nhân gây sỏi đường mật sau này.

Nguy hiểm nhất là trường hợp giun chui lên ống tụy, gây viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Còn nếu chui lên dạ dày có thể gây đau dạ dày cấp. Một số loại giun khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể di trú lên mắt, não.

Để phòng bệnh giun, cha mẹ nên chú ý đến khâu vệ sinh ăn uống của con.

huong dan cach tay giun cho be


Trẻ từ 2 tuổi nên được tẩy giun
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.

TẨY GIUN KHI TRẺ ĐƯỢC 24 THÁNG TUỔI

Nhiều bà mẹ thắc mắc về việc trẻ nhỏ đến tuổi nào thì có thể bắt đầu tẩy giun. Theo các bác sỹ, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên thì có thể bắt đầu tẩy giun và nên tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng một lần. Trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhiễm các loại giun tóc, giun kim… do trẻ hiếu động, hay bò và nghịch ngợm lại thường có thói quen mút tay.

Trẻ bị nhiễm giun thường không có những biểu hiện quá đặc biệt để cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện giống như các bệnh sốt, cảm cúm. Chỉ đến khi trẻ nhiễm giun nặng như nôn ra giun, sụt cân, cơ thể gày yếu cha mẹ mới thường phát hiện ra. Bởi vậy, việc chú ý tẩy giun định kỳ cho trẻ là rất cần thiết.

Khi trẻ bị nhiễm giun, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, gầy yếu, biếng ăn, hay buồn nôn. Tẩy giun để đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể vì trẻ bị nhiễm giun cơ thể xanh xao, gầy yếu. Nguy hại hơn trẻ sẽ chậm lớn và suy dinh dưỡng…

PHÒNG NGỪA NHIỄM GIUN CHO TRẺ

Cha mẹ cần làm gương và hướng dẫn trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ như: rửa tay trước và sau khi ăn. Chỉ ăn những thức ăn đã được nấu chín, uống nước đã được đun sôi.

Giúp bé vệ sinh cá nhân như: thường xuyên cắt móng tay cho bé, tắm rửa sạch sẽ, nhất là vệ sinh hậu môn sau mỗi lần bé đi tiêu. Không để bé nghịch ngợm đất cát.

Cha mẹ tẩy giun cho con định kỳ 6 tháng một lần khi bé bắt đầu được 24 tháng tuổi.

Dạy trẻ tự lập không dễ chút nào - phần 2

FB Nguyen Thi Thu 

tre tu lap
Mình quan sát thấy có không ít cha mẹ đang hay đã từng trải qua những giai đoạn “gọi như hò đò mỗi sáng để đưa con ra khỏi giường rồi cho con ăn và cho con đến trường, rồi mỗi tối sau khi đi làm về, đã mệt lại phải ngồi kèm con làm bài tập”. Có lẽ nó chỉ một ví dụ sinh động trong muôn vàn những việc mà rất nhiều cha mẹ đã và đang làm thay cho con.

     Có thể nhiều cha mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi với việc nào nhưng bắt đầu từ đâu để thay đổi thói quen đó vànhư thế nào thì vẫn còn không ít cha mẹ cảm thấy bối rối và phân vân. Đôi khi cha mẹ chúng ta thường hay bị cảm xúc làm cha mẹ thì phải có nghĩa vụ như này,như kia đè nặng trên vai khiến chúng ta không dám “lười” để cho con tự làm. Hoặc có những người đánh đồng việc làm cho con mọi việc mới chính là thể hiện tình yêu với con.

     Và nhiều hơn nữa chínhlà vì chúng ta đã quen với cách giáo dục từ chính những người xung quanh: họ cũng làm thế, cha mẹ mình trước kia cũng thế nên mình cũng làm theo chứ ngại thay đổi. Kết quả là con lớn rồi mẹ vẫn phải lo cho từng chút một, không thể chuyên tâm vào công việc của cá nhân, và than thở cho số phận rằng sao con cái chẳng biết tự lập gì cả.

             Vậy thì mình xin được đưa ra một ví dụ trực quan rất gẫn gũi để cha mẹ có thể hiểu rõ hơn là mình cần bắt đầu như nào thông qua note ngắn này. Khi đã nắm được nguyên tắc và mấu chốtcủa vấn đề thì những vấn đề khác tương tự cha mẹ cũng sẽ tự biết cách giải quyết thôi.

Dạy trẻ tự lập không dễ chút nào

FB Nguyen Thi Thu 

day tre tu lap
Lời nói đầu:

-       Có lẽ nhiều cha mẹ vì nghĩ rằng làm giúp con là thể hiện tình yêu thương với con,vì muốn con chỉ cần chuyên tâm vào ăn, học và chơi, vì nghĩ rằng con chưa biết làm gì, và vì nhà có người giúp việc rồi, và vì ông bà chiều cháu không cho cháu làm…. Có muôn vàn lí do như thế nên cha mẹ đã vô tình cướp đi của con trẻ rất nhiều những việc mà lẽ ra nó phải là công việc và trách nhiệm của cá nhân con trẻ.

-       Lẽ ra ở thời điểm cần dạy trẻ tính tự lập để làm nền móng vững chắc cho giai đoạn thiếu niên và thanh niên thì cha mẹ lại không cho trẻ làm, rồi đột nhiên khi trẻ lớn lên trẻ vẫn quen với thói quen được cung phụng như thế thì cha mẹ lại bắt đầu ca thán và la mắng con rằng sao lại ỷ nại thế, dựa dẫm thế.

-       Làm thế nào để hình thành cho con thói quen tự lập ngay từ khi còn nhỏ để làm bước đệm vững chắc cho con trong tuổi trưởng thành, mình sẽ viết một loạt bài nhỏ về dạy trẻ tính tự lập và kỹ năng sống, một phần tham khảo từ cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập” của tác giả Sugahara Yuko,và kèm theo phương pháp Montessori của tác giả Sagara Atsuko.

Chia sẽ bài viết