RSS

Có nên dạy trẻ về tiền bạc sớm ?


co nen day tre ve tien bac som
Nghiên cứu cho thấy rằng nên dạy trẻ về vấn đề tiền bạc ngay từ khi chúng bắt đầu biết đếm.
 
Những bộ xếp hình tàu vũ trụ, ô tô, tàu hỏa mới nhất hay những búp bê, hình dán của nhiều nhân vật hoạt hình nổi tiếng trong các bộ phim ăn khách của Disney như Frozen, Mickey luôn có sự hấp dẫn đặc biệt với nhiều trẻ nhỏ. Có lẽ cũng có rất nhiều bâc phụ huynh không kiềm chế được cơn giận dữ của bản thân khi con họ cứ liên tục đòi những món đồ chơi mới. 
“Kiềm chế ham muốn” của trẻ nhỏ là phương pháp tối ưu nhất trong việc dạy trẻ em về tiền bạc.  
Hầu hết bố mẹ đều khá xuất sắc trong việc giáo dục con cái về cả hành vi cư xử lẫn việc học hành nhưng với việc dạy con về tiền bạc thì rất nhiều người trong số họ lại tỏ ra lúng túng, thậm chí, không biết bắt đầu từ đâu.
Nhiều người vẫn còn chưa tự chủ được tài chính của mình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi hành vi cư xử của cha mẹ đều có ảnh hưởng rất lên đến con cái.
Nhà tâm lý học, tiến sĩ Elizabeth Kilbey cho biết: "Trong xã hội nước Anh, nói về chuyện tài chính liên quan đến tiền vẫn là một điều cấm kỵ. Không có những sân chơi, diễn đàn hay những buổi nói chuyện chia sẻ về vấn đề này nên đa phần cha mẹ thường truyền kinh nghiệm mà họ có được, những thói quen tiêu và kiếm tiền của bản thân họ cho con cái”.

Vậy làm cách nào để giáo dục trẻ trở nên giỏi giang, không ngoan và độc lập về tài chính? Tham khảo 6 mẹo dưới đây sẽ giúp những làm cha làm mẹ có được sự lựa chọn sáng suốt.

1. Bắt đầu càng sớm càng tốt

Theo tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn về tiền tệ của chính phủ Anh, dạy trẻ về tiền bạc thật kỹ và càng sớm càng có lợi. 
Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay từ khi lên 7 tuổi, trẻ đã có thể hình thành thói quen tiêu tiền, nhưng để có hiệu quả cao nhất, các bài học tài chính phải được thiết kế phù hợp với lứa tuổi. 
Tiến sĩ Kilbey nói rằng: "Trẻ nhỏ hoàn toàn không phải là người lớn thu nhỏ. Do đó, các bài học không nên quá đơn giản, mà phải phong phú, sinh động, phù hợp với lứa tuổi để chúng dễ tiếp thu.”
Nên bắt đầu sớm nhất có thể, thậm chí ngay từ khi trẻ biết đếm. Thường xuyên nói chuyện về các chủ đề liên quan đến tiền bạc trong gia đình. Sau một thời gian, bạn cân nhắc việc cho con tiền và chỉ chúng các tiết kiệm cũng như chi tiêu hợp lý.

2. Phân biệt nhu cầu và ham muốn

Khi con bạn đòi hỏi một món đồ chơi mới nhất hiện nay, cũng thật tốt nếu bạn từ chối luôn, hay nói “không” với chúng như bình thường người lớn vẫn làm, chúng sẽ chấp nhận nghe lời. Tuy nhiên, sẽ hay hơn nhiều nếu bạn giải thích để chúng hiểu rõ sự khác nhau giữa nhu cầu và ham muốn. Điều đó sẽ giúp chúng đưa ra được những quyết định chi tiêu hợp lý khi còn ở độ tuổi rất nhỏ.
“Kiểm soát ham muốn” rất quan trọng trong việc dạy trẻ nhỏ về tiền bạc. Tiến sĩ Kilbey cho rằng nên đặt ra tình huống trong một bối cảnh cụ thể mà con bạn có thể hiểu được, chẳng hạn:”Nếu chúng muốn bộ đồ chơi xếp hình Star War với giá gần 300 USD, hãy cho chúng biết phải mất bao nhiêu thời gian bạn mới kiếm được khoản tiền đó. Hay như một cô giáo phải dạy bao nhiêu tiết học, trong thời gian bao lâu để đủ tiền mua món đồ chơi đó.
Thật vậy, trong trường hợp này, thông qua lời nói và hành động cha mẹ nên khẳng định rằng không được phép chi tiêu vượt quá số tiền mình.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng thật khó để xảy ra điều trên. Khi con bạn đòi mua đồ chơi, nói không đồng nghĩa với việc bạn đang cho chúng thấy bạn không thể kiểm soát được số tiền của mình. Điều đó thật đáng sợ, và sẽ tạo ra mối lo ngại trong tương lai. Tiến sĩ Kilbey cho rằng:”Tốt hơn hết hãy nói bố mẹ không tiêu tiền theo cách đó”.

3. Phân loại tiền theo mục đích sử dụng

Sẽ rất quan trọng khi cha mẹ chỉ cho con họ thấy rằng đồng tiền đóng nhiều vai trò trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cho dù chúng ta có sử dụng ngay hôm nay hay tích góp cho ngày mai.
Giúp trẻ nhận biết và phân loại từng mệnh giá tiền. Theo từng mục đích sử dụng khác nhau, bỏ tiền vào từng hộp nhỏ để chúng biết phân bổ tỉ lệ thu nhập hợp lý.
Nên phân loại tiền, dán nhãn bên ngoài mỗi hộp, phần dành cho tiết kiệm, phần cho chi tiêu, phần để làm từ thiện. Mỗi lần chúng nhận được tiền mặt do làm việc nhà chăm chỉ hay quà sinh nhật, hãy khuyến khích chúng bằng cách giúp chúng chia nhỏ số tiền. Đó không hẳn là một hành động gì quá lớn nhưng giúp chúng hiểu rằng dù với mục đích nào cũng nên tính toán cho hợp lý.
Một khi chúng già đi, tài khoản ngân hàng có thể phản ánh khoản tiền họ đã từng chia nhỏ.

4. Học từ những lỗi lầm

Khi trẻ có khoản tiền riêng nhất định, điều quan trọng tiếp theo là chỉ cho chúng có những lựa chọn và cách đối phó với các hậu quả của hành động có thể xảy ra. Qua thời gian, sau nhiều lần trải qua những hậu quả tiêu cực, chúng sẽ biết cách để đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn.
Tiến sĩ Kilbey cho biết:”Hãy để chúng có trách nhiệm ngay cả với những khoản chi nhỏ nhặt nhất. Cho phép chúng mắc lỗi. Chỉ có như vậy chúng mới có thể học hỏi và lớn lên”.

5. Cho trẻ tự trải nghiệm

Cho phép trẻ sử dụng tiền mặt ở mức độ vừa đủ để chúng có thể trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau.
“Đầu tiên, chúng sẽ tiết kiệm, sau đó sẽ chi tiêu và cuối cùng là tận hưởng cảm giác thích thú khi tự bỏ tiền mua món hàng chúng muốn. Nhưng rồi sẽ là cảm giác tiếc nuối vì đã tiêu đi một số tiền. Điều đó sẽ thúc đẩy chúng cố gắng kiếm tiền và dành dụm một khoản khác”.
Thanh Nga (lược dịch)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Chia sẽ bài viết