ThS, BS NGUYỄN THỊ THANH LOAN (Bệnh viện Nhi Đà Nẵng)
Khi có thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi lớn. Những thay đổi này chủ yếu do hệ thần kinh và nội tiết gây ra. Hiểu những thay đổi của thai kỳ sẽ giúp thai phụ và người thân, đặc biệt là người chồng, có sự đồng cảm để hỗ trợ cho thai phụ được “mẹ tròn, con vuông” như mong muốn.
Những thay đổi nội tiết
HCG (Human Chorionic Gonadotropin) do các tế bào màng nuôi nhau thai chế tiết. Đây là hóc môn có chức năng nuôi dưỡng trứng, noãn được thụ tinh, “làm tổ”, dính vào nội mạc tử cung và phát triển. HCG máu và nước tiểu giúp xác định việc có thai và một số bất thường thai nghén. HCG thấp: có thể sẩy thai, thai ngoài tử cung. HCG cao: thai trứng, đa thai.
Prolactin: giúp tuyến vú phát triển và chế tiết sữa. Prolactin trong nước ối giúp điều hòa chuyển hóa muối và nước của thai nhi.
Progesterone: nhiệm vụ chính là chuẩn bị nội mạc tử cung giúp trứng làm tổ và phát triển phôi thai. Progesteron còn có tác dụng đặc chất nhầy cổ tử cung, kích thích nang vú phát triển và giãn cơ trơn tử cung. Ngoài ra progesterone còn có tác dụng lợi tiểu. Ở những ca suy thai, dọa sẩy thai bác sĩ thường dùng thêm progesterone cho thai phụ.
Những thay đổi ở cơ quan sinh dục
Thân tử cung: Vào cuối thai kỳ, trọng lượng tử cung tăng đến gấp 20 lần bình thường. Khi thai đã lớn, tử cung sẽ có hình dạng ứng với tư thế của thai nhi nằm bên trong như: hình trứng dọc, hình trái tim, hình bè ngang…
Cổ tử cung: Khi có thai, chất nhầy cổ tử cung keo đặc lại, nút kín lỗ cổ tử cung, ngăn chặn tinh trùng khác và chống nhiễm khuẩn. Lúc chuyển dạ, cổ tử cung mở, chất nhầy chảy ra ngoài, ra “mè tây”.
Âm đạo, âm hộ: Âm đạo dài và dễ co giãn, có màu tím. Chất dịch trong âm đạo có độ a-xít cao nên có tính sát trùng. Môi lớn, môi bé và dưới da có nhiều tĩnh mạch giãn rộng khiến âm vật có màu tím.
Những thay đổi ở cơ quan khác
Tuyến vú: Sau khi có thai, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn, đây là gợi ý đầu tiên về sự có thai. Các hạt nhỏ quanh quầng vú, những tuyến dưới da Montgomery, cũng bắt đầu to lên, tiết chất nhờn làm mềm da và quầng vú. Lúc này vú nhạy cảm, dễ đau hơn khi đụng chạm. Vào những tháng cuối, nắn vú có thể ra ít sữa loãng.
Hệ thống xương khớp: Khớp mu, cùng - cụt giãn mềm giúp khung chậu dễ giãn ra khi đẻ.
Da: Có những vết nám ở mặt, má khiến thai phụ có vẻ riêng. Vết nám có thể ở thành bụng, ở đường trắng giữa. Vì bụng giãn nở nhiều nên da bị rạn nứt màu xanh sẫm do sắc tố sắt đọng lại, sau sinh vết rạn nhạt màu dần, thành màu trắng xà cừ.
Hệ tuần hoàn
Thể tích máu tăng gần 1,5 lít, nên cung lượng tim tăng và cơ hoành bị đẩy lên khiến tim bè ngang, khiến thai phụ dễ mệt mỏi.
Khi nằm ngửa, tĩnh mạch chủ dưới bị tử cung chèn ép cản trở máu về tim, gây tụt huyết áp, thậm chí có thể ngất. Do đó, thai phụ nên nằm nghiêng trái.
Tử cung cũng đè vào tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch tiểu khung làm phình tĩnh mạch chi dưới, âm hộ.., riêng ở trực tràng có thể gây bệnh trĩ.
Trong thai kỳ và hậu sản, ứ máu tĩnh mạch dẫn đến sưng phù chân và tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
Hệ hô hấp: Tử cung đẩy cơ hoành lên phía trên, khiến thai phụ cảm thấy khó thở, thở mệt.
Hệ tiêu hóa: Ba tháng đầu thai phụ hay bị “nghén”: buồn nôn, nôn ói, thích ăn thức ăn lạ, “ăn gở”, “ăn của chua”.
Đại và trực tràng có xu hướng đẩy tử cung sang phải, chèn ép niệu quản và các mạch máu bên phải, gây cơn đau góc bụng dưới phải. Sản phụ có thể khắc phục bằng nằm nghiêng trái. Thai phụ cũng thường bị táo bón do giảm nhu động và đại tràng bị chèn ép.
Hệ tiết niệu: Tử cung to lên, đè ép vào bàng quang khiến thai phụ hay đi tiểu nhiều lần, hoặc bị són tiểu khi hắt hơi, ho hay cười to. Khi niệu quản bị chèn ép, ứ nước bể thận dễ xảy ra, gây viêm thận và bể thận ngược dòng.
Hệ thần kinh: Thay đổi nội tiết ảnh hưởng lớn lên hệ thần kinh: thai phụ dễ lo lắng, hồi hộp, sợ hãi, càng gần ngày sinh, càng nặng nề vì chuyện sinh nở. Ngoài ra còn những thay đổi về giao cảm và phó giao cảm: kém ăn, mất ngủ, buồn nôn, trong những tháng đầu, khiến thai phụ hay cáu gắt, trí nhớ bị giảm sút.
Khi có thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi lớn. Những thay đổi này chủ yếu do hệ thần kinh và nội tiết gây ra. Hiểu những thay đổi của thai kỳ sẽ giúp thai phụ và người thân, đặc biệt là người chồng, có sự đồng cảm để hỗ trợ cho thai phụ được “mẹ tròn, con vuông” như mong muốn.
Những thay đổi nội tiết
HCG (Human Chorionic Gonadotropin) do các tế bào màng nuôi nhau thai chế tiết. Đây là hóc môn có chức năng nuôi dưỡng trứng, noãn được thụ tinh, “làm tổ”, dính vào nội mạc tử cung và phát triển. HCG máu và nước tiểu giúp xác định việc có thai và một số bất thường thai nghén. HCG thấp: có thể sẩy thai, thai ngoài tử cung. HCG cao: thai trứng, đa thai.
Prolactin: giúp tuyến vú phát triển và chế tiết sữa. Prolactin trong nước ối giúp điều hòa chuyển hóa muối và nước của thai nhi.
Progesterone: nhiệm vụ chính là chuẩn bị nội mạc tử cung giúp trứng làm tổ và phát triển phôi thai. Progesteron còn có tác dụng đặc chất nhầy cổ tử cung, kích thích nang vú phát triển và giãn cơ trơn tử cung. Ngoài ra progesterone còn có tác dụng lợi tiểu. Ở những ca suy thai, dọa sẩy thai bác sĩ thường dùng thêm progesterone cho thai phụ.
Những thay đổi ở cơ quan sinh dục
Thân tử cung: Vào cuối thai kỳ, trọng lượng tử cung tăng đến gấp 20 lần bình thường. Khi thai đã lớn, tử cung sẽ có hình dạng ứng với tư thế của thai nhi nằm bên trong như: hình trứng dọc, hình trái tim, hình bè ngang…
Cổ tử cung: Khi có thai, chất nhầy cổ tử cung keo đặc lại, nút kín lỗ cổ tử cung, ngăn chặn tinh trùng khác và chống nhiễm khuẩn. Lúc chuyển dạ, cổ tử cung mở, chất nhầy chảy ra ngoài, ra “mè tây”.
Âm đạo, âm hộ: Âm đạo dài và dễ co giãn, có màu tím. Chất dịch trong âm đạo có độ a-xít cao nên có tính sát trùng. Môi lớn, môi bé và dưới da có nhiều tĩnh mạch giãn rộng khiến âm vật có màu tím.
Những thay đổi ở cơ quan khác
Tuyến vú: Sau khi có thai, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn, đây là gợi ý đầu tiên về sự có thai. Các hạt nhỏ quanh quầng vú, những tuyến dưới da Montgomery, cũng bắt đầu to lên, tiết chất nhờn làm mềm da và quầng vú. Lúc này vú nhạy cảm, dễ đau hơn khi đụng chạm. Vào những tháng cuối, nắn vú có thể ra ít sữa loãng.
Hệ thống xương khớp: Khớp mu, cùng - cụt giãn mềm giúp khung chậu dễ giãn ra khi đẻ.
Da: Có những vết nám ở mặt, má khiến thai phụ có vẻ riêng. Vết nám có thể ở thành bụng, ở đường trắng giữa. Vì bụng giãn nở nhiều nên da bị rạn nứt màu xanh sẫm do sắc tố sắt đọng lại, sau sinh vết rạn nhạt màu dần, thành màu trắng xà cừ.
Hệ tuần hoàn
Thể tích máu tăng gần 1,5 lít, nên cung lượng tim tăng và cơ hoành bị đẩy lên khiến tim bè ngang, khiến thai phụ dễ mệt mỏi.
Khi nằm ngửa, tĩnh mạch chủ dưới bị tử cung chèn ép cản trở máu về tim, gây tụt huyết áp, thậm chí có thể ngất. Do đó, thai phụ nên nằm nghiêng trái.
Tử cung cũng đè vào tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch tiểu khung làm phình tĩnh mạch chi dưới, âm hộ.., riêng ở trực tràng có thể gây bệnh trĩ.
Trong thai kỳ và hậu sản, ứ máu tĩnh mạch dẫn đến sưng phù chân và tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
Hệ hô hấp: Tử cung đẩy cơ hoành lên phía trên, khiến thai phụ cảm thấy khó thở, thở mệt.
Hệ tiêu hóa: Ba tháng đầu thai phụ hay bị “nghén”: buồn nôn, nôn ói, thích ăn thức ăn lạ, “ăn gở”, “ăn của chua”.
Đại và trực tràng có xu hướng đẩy tử cung sang phải, chèn ép niệu quản và các mạch máu bên phải, gây cơn đau góc bụng dưới phải. Sản phụ có thể khắc phục bằng nằm nghiêng trái. Thai phụ cũng thường bị táo bón do giảm nhu động và đại tràng bị chèn ép.
Hệ tiết niệu: Tử cung to lên, đè ép vào bàng quang khiến thai phụ hay đi tiểu nhiều lần, hoặc bị són tiểu khi hắt hơi, ho hay cười to. Khi niệu quản bị chèn ép, ứ nước bể thận dễ xảy ra, gây viêm thận và bể thận ngược dòng.
Hệ thần kinh: Thay đổi nội tiết ảnh hưởng lớn lên hệ thần kinh: thai phụ dễ lo lắng, hồi hộp, sợ hãi, càng gần ngày sinh, càng nặng nề vì chuyện sinh nở. Ngoài ra còn những thay đổi về giao cảm và phó giao cảm: kém ăn, mất ngủ, buồn nôn, trong những tháng đầu, khiến thai phụ hay cáu gắt, trí nhớ bị giảm sút.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét