Mecuti - Trẻ bị nhiễm giun sán rất nguy hiểm, các vị phụ huynh nên phòng ngừa các giun cho trẻ cha mẹ nên dạy bé rửa tay thường xuyên, cắt móng tay, ăn thức ăn nấu chín, đồng thời thường xuyên tẩy giun để trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể phát triển khỏe mạnh. Mời các mẹ tham khảo kinh nghiệm tẩy giun cho bé đúng cách.
Nghe bác sĩ kết luận con gái có giun trong bụng, chị Loan mới giật mình nhớ ra từ lúc sinh con đến giờ chưa tẩy giun cho con lần nào.
Đau bụng giun (chủ yếu do giun đũa) có đặc điểm là đau bụng quanh rốn, đau thành cơn, có cảm giác buồn nôn và nôn, có thể nôn ra nếu chúng chui lên dạ dày, đi ngoài sống phân, phân lỏng, hoặc có thể đi ngoài ra giun.
Trẻ mắc giun lâu ngày sẽ có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dẫn đến không hấp thu được nhiều dinh dưỡng. Khi giun chui lên đường mật sẽ gây ra đau bụng cấp. Giun chết đi tạo sỏi trong đường mật, là nguyên nhân gây sỏi đường mật sau này.
Nguy hiểm nhất là trường hợp giun chui lên ống tụy, gây viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Còn nếu chui lên dạ dày có thể gây đau dạ dày cấp. Một số loại giun khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể di trú lên mắt, não.
Để phòng bệnh giun, cha mẹ nên chú ý đến khâu vệ sinh ăn uống của con.
Trẻ từ 2 tuổi nên được tẩy giun
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.
TẨY GIUN KHI TRẺ ĐƯỢC 24 THÁNG TUỔI
Nhiều bà mẹ thắc mắc về việc trẻ nhỏ đến tuổi nào thì có thể bắt đầu tẩy giun. Theo các bác sỹ, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên thì có thể bắt đầu tẩy giun và nên tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng một lần. Trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhiễm các loại giun tóc, giun kim… do trẻ hiếu động, hay bò và nghịch ngợm lại thường có thói quen mút tay.
Trẻ bị nhiễm giun thường không có những biểu hiện quá đặc biệt để cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện giống như các bệnh sốt, cảm cúm. Chỉ đến khi trẻ nhiễm giun nặng như nôn ra giun, sụt cân, cơ thể gày yếu cha mẹ mới thường phát hiện ra. Bởi vậy, việc chú ý tẩy giun định kỳ cho trẻ là rất cần thiết.
Khi trẻ bị nhiễm giun, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, gầy yếu, biếng ăn, hay buồn nôn. Tẩy giun để đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể vì trẻ bị nhiễm giun cơ thể xanh xao, gầy yếu. Nguy hại hơn trẻ sẽ chậm lớn và suy dinh dưỡng…
PHÒNG NGỪA NHIỄM GIUN CHO TRẺ
Cha mẹ cần làm gương và hướng dẫn trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ như: rửa tay trước và sau khi ăn. Chỉ ăn những thức ăn đã được nấu chín, uống nước đã được đun sôi.
Giúp bé vệ sinh cá nhân như: thường xuyên cắt móng tay cho bé, tắm rửa sạch sẽ, nhất là vệ sinh hậu môn sau mỗi lần bé đi tiêu. Không để bé nghịch ngợm đất cát.
Cha mẹ tẩy giun cho con định kỳ 6 tháng một lần khi bé bắt đầu được 24 tháng tuổi.